Cây khế Nhật cam kết chuẩn giống khế nhập khẩu siêu trái
78.000₫98.000₫
Giảm 10%/ đơn cho khách sỉ trên 2 triệu
Cây khế Nhật cam kết chuẩn giống khế nhập khẩu siêu trái
Cây khế Nhật hay còn gọi là khế chua thuộc cây họ thân gỗ, tuổi thọ cao. Cây có nguồn gốc từ Sri Lanka, sau đó du nhập và được trồng rộng rãi khắp Đông Nam Á. Không chỉ thu hoạch quả, cây khế Nhật còn được trồng để làm cây cảnh trong sân vườn vì thế được nhiều người tìm cây giống về trồng tại nhà
Đặc điểm của cây khế Nhật
– Chiều cao của cây có thể cao lên đến 8m. Có thể trồng nhiều loại đất như đất thit, cát, phù sa, tuy nhiên cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện bao gồm đất phèn và đất mặn.
– Lá có màu xanh đậm, hình thoi mọc đối xứng, độ dày lá rất rõ nếu ta đem so với dòng khế khác. Vào buổi chiều tối lá cây khế Nhật sẽ gập vào.
– Hoa mọc thành từng chùm và có màu hồng cánh sen ra, hoa đậu trái liên tục, quanh năm.
– Trái khế Nhật khi chín có vị chua. Màu trái vàng nhạt, mép khía trái thẳng và không sâu như trái khế ngọt. Trái non chưa chín có màu xanh, chua.
– Khả năng đậu trái rất cao, trái khế Nhật to bằng 2/3 khế ngọt.
Tiêu chuẩn chọn giống cây khế Nhật
Cây khế Nhật được nhân giống bằng phương pháp ghép cành và gieo hạt, tuy nhiên chủ yếu người ta nhân giống bằng phương pháp ghép cành để cây tránh bị táp.
Khế Nhật khi nhân giống bằng cách ghép cành, hai kiểu ghép được sử dụng chính là ghép ghép đọt và đeo bầu. Đọt ghép là khế B10 của Malaysia và gốc ghép là khế ngọt Đài Loan và. Cây ghép sinh trưởng và phát triển khỏe, cho hoa và quả sau 4-6 tháng trồng.
Sau đó cây sẽ cho liên tiếp nhiều đợt hoa và quả.
⁎ Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Tại miền Bắc có thể trồng vào vụ xuân khoảng tháng 2 và tháng 3, bạn cũng có thể trồng vào khoảng tháng 8-9 cũng cho sai trái và chất lượng quả tốt.
Khoảng cách trồng từ 4-5m giữa các cây và có thể trồng xen canh cây ngắn hạn để thu hoạch khác.
⁎ Làm đất và trồng hố:
– Cần làm sạch đất, cỏ xung quanh gốc cây, cày bừa đất kỹ. Đất trồng khế Nhật nên chọn loại đất tốt, giàu mùn, có đầy đủ nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi núi thì nên chọn ở đất trồng ở chân đồi. Đất đào hố khoảng 60x60x60cm.
✅ giống vải có năng suất cao nhất: Cây giống vải không hạt
⁎ Phân Bón Lót:
– Cần chuẩn bị hố trước khi trồng cây khế Nhật khoảng 15-20 ngày, trộn đều phân chuồng, phân NPK, có thể kết hợp với lông gà cho vào hố lấp để diệt mầm bệnh có sẵn trong đất trồng.
– Cần bón theo định kỳ, một năm bón 4-5 lần, chia làm nhiều lần bón, đợt đầu cây nhỏ bón với lượng phân nhiều sau đó giảm dần lượng bón.
– Tuy nhiên thời điểm cây ra hoa và cho trái là cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cây để cây đậu trái tốt.
Kỹ thuật trồng cây khế Nhật
– Đào một hộc nhỏ giữa hố vừa với bầu đất, sau đó nhẹ nhàng gỡ bỏ túi nilon đựng bầu đất đặt vào hố trống, lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc. Có thể cắm thêm 2 cọc hình chữ X để giữ cây tránh gió bão làm lung lay gốc.
– Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước cho cây ngay để cấp ẩm, đảm bảo độ ẩm đất luôn đạt 60-80%, tuy nhiên cây khế Nhật không cần quá nhiều nước nhưng không để đất quá khô.
Kỹ thuật chăm sóc cây khế Nhật
+ Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
– Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn, lúc cho hoa và lúc quả sắp chín.
– Phòng trừ cỏ dại: Để hạn chế cỏ dại có thể phủ một lớp phân xanh, rơm rạ,.. vào gốc cây xới phá váng sau mỗi trận mưa to tránh ngập úng. Làm vào tháng 1-2 và vào tháng 8-9, xới sạch toàn bộ cỏ và diện tích đất trồng.
– Một năm xới gốc từ 2 đến 3 lần để gốc cây luôn thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại.
– Tùy từng vùng miền có cách xử lý cỏ phù hợp và khác nhau, có thể phơi khô cỏ sau đó tử dưới gốc cây.
+ Kỹ thuật bón phân
Sau mỗi đợt thu quả vào cuối năm bón cho mỗi gốc 15-25kg phân chuồng. Khi cây khế Nhật còn nhỏ bón cho mỗi gốc cây khoảng 300-500kg phân NPK.
Thời điểm khi cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng liều lượng phân bón, cây càng lớn càng cần hấp thụ nhiều dưỡng chất, lúc này nón 500-800g/ cây trồng. Chú ý cần tăng cường lượng phân kali
+ Phòng trừ sâu bệnh:
– Cây khế Nhật thường bị ruồi đục quả hoặc các loại sâu non phá hoại, chúng phá cả hoa và cả trái non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc.
– Mỗi năm vào mùa khô cần quét vôi bão hòa vào gốc cây, ngăn ngừa các loài sâu đục thân, sâu đục vỏ… gây hại, xâm nhập vào cây.
– Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.
✅ Cây ăn quả độc lạ ít ai biết: Cây ớt trái tim
+ Thu hoạch và bảo quản:
– Tùy theo vào nhu cầu thị trường và độ chín, màu sắc của quả khế Nhật để thu hoạch cho phù hợp, thường sau khi cây khế ra hoa được độ 100 ngày quả sẽ vừa kịp thu hoạch. Không nên hái xanh vì quả khế Nhật là loại không chín thêm sau khi hái.
– Khi hái xong cần vận chuyển xa cần phân loại khế, đựng khế trong thùng xốp hoặc sọt nhựa có lót giấy để đảm bảo khi va chạm không ảnh hưởng tới chất lượng quả
– Bảo quản khế nơi khô ráo, thoáng mát, quả khế dễ dập nên thu hoạch bằng tay hoặc bằng sào có gắn rổ để hái.
Nhà vườn Hà Đô cung cấp cây giống khế Nhật chuẩn giống nhập khẩu