Giống cây bưởi diễn siêu trái đem lại hiệu quả kinh tế cao

Giá bán:

45.00065.000

SALE
Giá từ: 45.000 65.000

Giảm 10%/ đơn cho khách sỉ trên 2 triệu

Giống cây bưởi diễn siêu trái đem lại hiệu quả kinh tế cao

Cây bưởi diễn là cây ăn quả, có nguồn gốc từ Đoan Hùng - Phú Thọ, nhưng được trồng lâu năm ở vùng đất Phú Diễn - Nam Từ Liêm - Hà Nội, nên có tên gọi là bưởi diễn. Hiện nay giống bưởi này được nhân giống và trồng thành công ở nhiều địa phương khác trên cả nước. Bởi cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà dễ trồng thích nghi tốt với hầu hết tất cả thổ nhưỡng ở nước ta.

Chọn số lượng:
- +

Đặc điểm của giống cây bưởi diễn

– Bưởi diễn thuộc loại cây thân gỗ ở mức trung bình. Độ cao của cây giao động từ 3-4m tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng. Vỏ cây nhẵn, màu xám xanh. Cây chia nhiều cành nhánh, trên thân và cành có gai dài, sắc bén.

– Lá cây bưởi diễn có màu xanh thẫm, chia làm 2 khớp 1 bé và 1 to hình trái xoan thuôn dài, đầu tù. Có chiều dài từ 10-12cm và rộng 4-5cm.

– Hoa bưởi mọc thành từng chùm, có màu trắng sữa, phần nhị hoa có màu vàng còn đài hoa màu xanh ngọc. Hoa bưởi rất đặc biệt có mùi thơm nồng nàn, làm nao nức lòng người. Mỗi chùm hoa bưởi thường có từ 6 – 10 bông.

cay-buoi-dien

– Quả bưởi diễn có dạng hình cầu tròn và to, vỏ nhẵn bóng, bên trong sẽ có lớp cùi trắng và múi bưởi, gọi là tép bưởi. Có vị chua ngọt dịu hòa vào nhau. Quả bưởi diễn khi chín bên ngoài có màu vàng, xanh khi chưa chín.

– Khối lượng trung bình từ 0,9 – 1kg/quả. Vỏ bưởi diễn mỏng múi có nhiều nước và dày ít hạt, chắc thịt. Quả bưởi diễn có thể để được 3 – 4 tháng, càng để lâu, héo lớp vỏ, ăn lại càng thơm, giòn thanh mát.

– Đặc tính của bưởi diễn là rất dễ trồng và chăm sóc, sinh trưởng phát triển được trên nhiều loại đất. Ở Miền Bắc bưởi diễn là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây bưởi diễn đạt chuẩn

Đất trồng: Đất có kết cấu tơi xốp tương đối, giữ mùn, giữ màu và giữ ẩm được, khả năng thoát nước tốt. Độ pH từ 5 – 6,5 là thích hợp nhất để trồng cây bưởi diễn.

– Chú ý tránh trồng cây ở những vùng đất trống có nhiều gió lớn vì sẽ khi cây ra hoa sẽ làm hoa bưởi rụng nhiều, tỷ lệ cho quả thấp. Biện pháp khắc phục cho những vườn riêng lẻ ngoài đồng trống, ta sẽ trồng xen các loại cây cản gió tốt.

– Mật độ và khoảng cách giữa các cây: Tùy vào điều kiện đất từng vùng là đất xấu hay đất tốt, đất đồi hay đồng bằng sẽ có khoảng cách và mật độ khác nhau.

cay-buoi-dien

+ Nếu đất tốt bằng phẳng, điều kiện thâm canh tốt chúng có thể trồng dày. Giữa các cây có khoảng cách là 3 x 3,5 m, tức là mật độ trung bình 35 cây/ sào bắc bộ.

+ Nếu đất xấu đồi dốc: ta sẽ trồng thưa hơn. Khoảng cách giữa các cây tăng lên 5 x 6 m, mật độ khoảng 20 cây/ sào bắc bộ.

– Làm đất và đào hố: Cày bừa kĩ, làm sạch cỏ dại, lên luống cách nhau 4 – 5 m, rãnh rộng và sâu 30 – 40cm giúp việc thoát nước trở nên thuận lợi.

– Phân bón lót: Để cây giống mới trồng phát triển bộ rễ nhanh và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, Bón lót trước khi trồng từ 20 – 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi hạ nhiệt. tránh tình trạng cây bị nóng rễ khi trồng luôn.

* Quy trình trồng cây bưởi diễn:

– Dùng phân chuồng hoại mục bón phân lót để từ 20 – 30 ngày, lượng đất giữa hố phải lớn hơn bầu cây, cắt dây và nilon buộc bầu, sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm xước cây và vỡ bầu đất.

– Để cây bưởi diễn trong tư thế thẳng đứng sao cho mặt bầu bằng mặt ụ rồi sau đó lấp đất nén chặt xung quanh gốc cây.

Chú ý: Không nén chặt quá để tránh làm đứt bầu rễ.

– Sau đó, dùng 3 cái cọc cắm chéo nhau để giữ cho cây không bị xiêu vẹo khi có gió lớn mà cây chưa ổn định lại được. Dùng mùn khô, cỏ dại phủ kín gốc giúp giữ độ ẩm cho đất ở giai đoạn đầu.

– Cuối cùng là tưới nước thật đẫm 1 lần khi mới trồng xong.

 

* Quy trình chăm sóc giống cây bưởi diễn:

cay-buoi-dien

– Tưới nước:

+ Những ngày sau khi trồng cây bưởi diễn, mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát việc này cần lặp lại trong vòng 2-3 tuần đầu sau trồng.

+ Khi cây đã ổn định phát triển bình sẽ giảm mật độ tưới xuống xuống tùy theo điều kiện đất và thời tiết khí hậu mỗi nơi.

– Phân bón:

Khi cây chưa ra quả, trước mỗi đợt cây ra lộc mới tiến hàng bón một lần, thường thì một  năm có 3 đợt ra lộc vào mùa xuân, hạ và thu.

Khi cây có quả: Bón cho cây 4 đợt/ năm:

+ Sau khi thu hoạch quả, bón phân hữu cơ + phân lân 100%, Đạm 20% Vôi 100%.

+ Cây chuẩn bị ra hoa bón thúc phân đạm 60%, kali 40%.

+ Để hạn chế rụng quả non, giúp quả lớn nhanh hơn bón phân đạm 20%, kali 30%.

+ Trước khi thu hoạch 1 tháng tiến hành bón 30% kali còn lại.

– Cắt tỉa tạo tán:

+ Tỉa để 50cm cành cấp I, cành cấp II để 30cm và cành cấp III để 20cm. Định hình cho cây có bộ khung cảnh, tán rộng việc quang hợp sẽ tốt hơn.

+ Việc cắt tỉa cành còn giúp cây bưởi diễn loại bỏ những cành sấu, có sâu bệnh.

– Phòng trừ sâu bệnh:

+ Thường xuyên quan sát phát hiện sâu bệnh sớm sẽ khắc phục tốt hơn.

+ Có thể sử dụng các loại thuốc phun theo chỉ định khi phát hiện có sâu bệnh. Nhưng lưu ý không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng sức khỏe và môi trường sống.

Địa chỉ cung cấp giống cây ăn quả hàng đầu Việt Nam: Nhà vườn Hà Đô

Đảm bảo chất lượng

Kỹ thuật chuyên sâu

Thanh toán linh hoạt

092.565.2222

0929.83.2222