Giống cây vải thiều Lục Ngạn siêu trái tiềm năng kinh tế cao

Giá bán:

65.000100.000

SALE
Giá từ: 65.000 100.000

Giảm 10%/ đơn cho khách sỉ trên 2 triệu

Giống cây vải thiều Lục Ngạn siêu trái tiềm năng kinh tế cao

Cây vải thiều là loại cây giống được trồng phổ biến nhất ở tỉnh Bắc Giang nước ta, là loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế vô cùng cao cho bà con và quả vải thiều cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người khi ăn phù hợp

Chọn số lượng:
- +

Đặc điểm cây vải thiều 

Cây vải thiều xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc, ở nước ta được trồng nhiều và được coi là đặc sản của tỉnh Bắc Giang.

Khi quả vải thiều chín vỏ quả có màu đỏ tươi, cùi dày và hạt rất nhỏ, có vị ngọt đậm. Vải ở đây quả nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn ở vải những nơi khác nên tạo được độ ưa chuộng đối với người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước.

Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, cây được trồng tốt nhất vào vụ xuân vì mùa này có độ ẩm không khí cao và có mưa xuân nên tỉ lệ cây sống cao, tuy nhiên vẫn có thể trồng cả vụ xuân và vụ thu.

Đối với các tỉnh khu vực phía Nam có thể trồng quanh năm, nhưng cần tránh những ngày nắng gắt hay gió to làm ảnh hưởng xấu đến cây vải thiều

Khoảng cách trồng vải thiều Lục Ngạn thường là 8x9m tương ứng 136 cây/ ha, 10x10m tương ứng với 100 cây/ha, 8 x 8m tương ứng 156 cây/ ha.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cần trồng xen vào giữa các cây vải thiều một vài cây ăn quả ngắn hạn để tạo thêm thu nhập khi chờ thu hoạch vải thiều. Với khoảng cách trồng trên thì mất 10 năm mới phải giao tán cây.

cay-vai-thieu

Kỹ thuật trồng cây vải thiều đúng cách


Cây vải thiều Lục Ngạn là loại cây không kén đất trồng có thể trồng ở nhiều loại đất như đất phù sa, đất bãi ven sông, tuy nhiên vẫn phải tránh đất có tầng đất quá nông, đất đá ong hóa, không  thoát nước.

        Hố trồng

Đào hố trồng có kích thước to khoảng 80x80x80cm hoặc 1m x 1m, cần chuẩn bị trước hố trồng khoảng 20-30 ngày trước khi trồng.

Bón phân:

Bón lót: bón phân chuồng ủ hoai mục khoảng 30-50kg, trộn đất với phân kali, vôi bột và phân vi sinh.

Bón theo định kỳ, chia đều bón 5-6 lần trong 1 năm. Trong năm đầu tiên cần bón với lượng phân vừa đủ và sau đó tăng dần lên các năm sau

Từ năm thứ tư trở đi căn cứ vào tuổi của cây, độ sinh trưởng và đường kính tán lá, lúc này cây bắt đầu cho quả để bón phù hợp

cay-vai-thieu

✅ Giống cây ăm quả dễ trồng nhất hiện nay: Cây cà tím

        Trồng cây vải thiều

Để cây vải thiều có tỷ lệ sống cao, khi trồng nên đào ở giữa một hố nhỏ bằng cái xô, đổ vào hố 1 xô nước, dùng dao sắc khéo rạch bầu nilon và đặt bầu cây giống vải thiều ngang với mặt đất lấp đất lại. Trong tháng đầu tiên cần giữ độ ẩm tốt cho cây để cây nhanh bén rễ. Chú ý không nên trồng cây quá sâu vào trong mặt đất.

        Làm cỏ

Cần làm sạch cỏ thường xuyên, đều đặn hàng tháng, xới xáo xung quanh gốc cây trồng cho đất tơi xốp, cần phá váng nước ngay sau khi trời mưa to.

        Phương pháp bón phân cho cây vải

Nếu thời tiết cực đoan, gặp hạn có thể pha loãng phân để tưới cho cây theo tán cây vải thiều vẫn đảm bảo phát triển tốt

Nếu trời mưa có thể bón trực tiếp luôn theo tán cây, tốt hơn là đào rãnh sâu 30cm, hẹp 10-20 cm theo tán cây và  rắc phân sau đó lấp đất phủ kín phân.

        Tưới nước cho cây vải thiều 

Tưới nước cho giống cây  trên đồi có thể giúp tăng năng suất cây trồng và tốc độ sinh trưởng của cây, tưới nước chú ý qua các thời kỳ:
– Giai đoạn cây ra hoa: không đủ ẩm cây sẽ ra hoa nhỏ và chậm ra hoa.

– Giai đoạn quả lớn: Nếu đất khô quá quả chậm lớn và gặp mưa to quả sẽ bị nứt ngay, gây ảnh hưởng đến năng suất

cay-vai-thieu

✅ Cây ăn quả có từ lâu đời: Cây trứng gà

        Cắt tỉa

Khi cây vải thiều cao khoảng 50-80cm thì bấm ngọn để tạo thành cành cấp 1 từ thân chính và chỉ để lại 3 cành theo 3 hướng, khi các cành này dài khoảng 40cm thì bấm ngọn để lại 2 cành cấp 3,  cứ như vậy ta sẽ được tán lá dáng mâm xôi, cao khoảng 6 – 7m, rộng khoảng 8 – 10m. Tán lá dạng này sẽ giúp người dân dễ dng chăm sóc cũng như thu hoạch

Vệ sinh vườn tược:

Sau khi thu hoạch phải cắt tỉa cành sâu bệnh, cành gãy, cành xum xuê thu gom rác rưởi trong vườn và đốt đi.

Phòng trừ sâu bệnh hại:

Bệnh ở cây vải thường gặp như: sâu đục quả, rệp hại quả non, hại hoa, sâu đục cành, bọ xít nâu, nhện lông,..

Cần phát hiện sớm kịp thời và mua các thuốc hóa học trị các bệnh này để diệt

Thu hoạch cây vải thiều

Thời gian thu hoạch căn cứ vào độ chín của quả vải thiều Lục Ngạn, quả vải khi chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu hồng quanh cuống quả. Không nên thu hoạch khi quả còn quá xanh sẽ ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận kinh tế, và khi quả chưa chín ăn cũng sẽ không ngon.

Nhà vườn Hà Đô cung cấp cây giống vải thiều Lục Ngạn chuẩn giống

Đảm bảo chất lượng

Kỹ thuật chuyên sâu

Thanh toán linh hoạt

092.565.2222

0929.83.2222