Cây phật thủ thế hệ mới tỉ lệ ra hoa kết trái cao dễ trồng
55.000₫75.000₫
Giảm 10%/ đơn cho khách sỉ trên 2 triệu
Cây phật thủ thế hệ mới tỉ lệ ra hoa kết trái cao dễ trồng
Cây phật thủ hay còn gọi là cây Phúc Thọ Cam thuộc họ cam có nguồn gốc từ quốc gia Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta thì giống cây này có nhiều phía Bắc có lịch sử được trồng đã hàng nghìn năm. Cây có hình dạng đặc biệt mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với sống con người.
Đặc điểm của cây phật thủ
– Phật thủ thuộc loại cây thân gỗ, dạng bán bụi, cây cao từ 1 – 3m, chia ra thành nhiều cành nhánh, cành mềm mọc ngang, trên thân cây phật thủ có nhiều gai ngắn,sắc.
– Rễ phật thủ thuộc bộ rễ chùm, nông bề mặt đất, vì vậy có tơi xốp có khả năng thoát nước tốt một chút.
– Lá của phật thủ hình trứng, O-van dài 5-10cm, lá có nhiều răng cưa nhỏ ở mép, màu xanh nhạt, mùi thơm đặc trưng của lá rất đặc biệt.
– Phật thủ dễ bị rụng lá từ đó sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động quang hợp, khả năng ra hoa kết trái. Biện pháp để giữ lá là tỉa bớt chồi ngọn chỉ để phần chồi mùa còn lại sẽ cắt bỏ hết.
– Hoa phật thủ có cả hai đặc tính hoa đơn và hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành từng chùm, có 5 cánh màu tím hơi trắng ở phần cuối hoa, có nhiều túi tinh dầu nhỏ ở cuống hoa, bầu nhụy, có thể nhìn thấy rõ ràng. Hoa cái thường nụ sẽ ngắn hơn khỏe khoắn, hoa đực thường có nụ dài khá yếu.
– Hoa phật thủ rất nhiều, nhưng khả năng đậu quả thấp. Một cây có thể có đến vài chục nghìn bông hoa, nhưng chỉ đậu được 8-10 quả. Hoa đơn tính và hoa đực thường không đậu quả nhưng có thể dùng để sấy khô để làm thuốc hoặc trà.
– Phật thủ cho hoa vào tháng 3 – 4 đậu rất ít quả hoặc có cũng không chất lượng. Hoa nở vào tháng 6 – 7 tuy hoa thưa, nhưng hoa cái nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, chất lượng của quả cũng cao hơn. Nên mọi người chỉ để quả vào đợt hoa tháng 6-7.
– Quả phật thủ có hình dạng như tay phật, có 11- 22 “ngón”, thực chất là những tâm bì tẽ ra. Quả phật thủ có thể to ngang quả bưởi, ruột quả phật thủ không có múi, thịt quả chỉ chứa đầy một chất trắng xốp gọi là Albedo, đây chính là phần chứa nhiều dưỡng chất như đường, vitamin và các chất khoáng. Quả nhỏ có màu xanh đậm, đến khi chín có màu vàng tươi, vỏ dày chứa nhiều túi dầu tinh thơm.
– Cây phật thủ có tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình, ưa khí hậu nóng ẩm chịu rét yếu, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là từ 22- 30 độ C. Ưa sống nơi có nhiều ánh nắng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ
* Kỹ thuật trồng cây phật thủ:
– Thời vụ và mật độ trồng:
+ Cây phật thủ có hai vụ chính là đông xuân tháng 2 – 3, và thu đông từ tháng 8 – 10 hàng năm.
+ Mật độ thích hợp để trồng, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. tùy vào địa hình và thổ nhưỡng nơi trồng cây
– Tiêu chuẩn chọn giống: Phật thủ được nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép cành.
+ Chọn mua cây giống ở những địa chỉ uy tín, có thông tin minh bạch, kèm theo chính sách bảo hành.
+ Cây có kích thước từ 50-60cm, không có dấu hiệu của sâu bệnh, còn xanh tốt.
– Làm đất và chuẩn bị hố trồng:
+ Cày bừa kĩ, làm sạch cỏ
+ Hố trồng có kích thước là 60x60x60cm.
+ Nếu vùng đất thấp phải có hệ rãnh mương để thoát nước.
+ Bón lót cho hố trồng bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoại mục, trước khi trồng cây 2-3 tuần. dùng kèm vôi bột để khử trùng hố trồng cây
* Kỹ thuật chăm sóc cây phật thủ đúng cách
– Tưới nước:
+ Khi mới trồng cây cần phải cung cấp đầy đủ nước nhất là vào những ngày nắng nóng khô hạn lâu ngày.
+ Vào thời điểm cây đang nuôi quả cũng cần bổ sung thêm lượng lớn nước.
+ Tưới nước cho cây vào thời gian mát trong ngày sáng sớm hoặc chiều mát.
– Bón phân:
+ Năm đầu tiên: Pha 1 thìa phân Ure với 10 lít nước để tưới cây, mỗi lần cách nhau 3-4 tháng. Có thể bổ sung thêm phân hữu cơ và phân chuồng để cây có đủ dưỡng chất cần thiết.
+ Năm thứ 2: Mỗi năm bà con bón 20 – 30g phân urê/cây, chia làm 3 – 4 lần.
+ Khi cây đang nuôi quả ta tiến hành bón thúc bằng phân Kali giúp cho quả đạt chất lượng cao nhất có thể.
– Phòng trừ sâu bệnh: Cây phật thủ là cây ít sâu bệnh gây hại, nhưng sau thời gian trồng lâu vẫn sẽ xuất hiện một số bệnh hại phổ biến như: rầy chổng lá, rầy mềm, nhện đỏ, loét, bệnh thối gốc….
+ Đối với bệnh sâu vẽ bùa: Sử dụng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP hoặc Cymbush.
+ Rầy chổng lá: bà con dùng thuốc Applaud MIPC 25% hoặc Admire 50ND.
+ Với những bệnh khác bà con sẽ dùng thuốc bảo vệ thực vật theo liều lượng và chỉ định của nhà cung cấp. Ngoài ra bà con cần thường xuyên để ý cây trong quá trình chăm sóc, phát hiện và kịp thời can thiệp, tránh ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây phật thủ
– Chữa đau bụng do lạnh: Dùng 15gram phật thủ khô và 30gr gạo rang sắc và chia ra uống 3 lần trong ngày, có hiệu quả nhanh chóng.
– Điều trị đau dạ dày và đau gan: Dùng 10gr phật thủ tươi sắc chung với 6gram thanh bì hoặc cam thảo để uống.
– Trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Sử dụng 30gr rễ cây phật thủ đem nấu chung với dạ dày lợn vừa đủ để ăn.
– Hỗ trợ tiêu hóa và kiện tỳ: Dùng một ít phật thủ nấu nước rồi lọc để nấu cháo kết hợp với một ít đường phèn. Dùng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
– Chữa bệnh tiểu đục và đái tháo đường: Dùng rễ phật thủ nấu chung với lòng non lợn
Nhà vườn Hà Đô cơ sở cung cấp giống cây trồng uy tín hàng đầu