Cây giống trám đen đặc sản Lạng Sơn có giá trị kinh tế cao
60.000₫80.000₫
Giảm 10%/ đơn cho khách sỉ trên 2 triệu
Cây giống trám đen đặc sản Lạng Sơn có giá trị kinh tế cao
Cây giống trám đen xuất hiện lần đầu tiên cách đây 70 – 80 năm về trước ở tỉnh Lạng Sơn, được người dân trồng nhiều và được coi là đặc sản nơi đây. Dần dần giống cây này ngày càng được biết đến nhiều, sau đó được nhân giống và trồng thành công trên nhiều tỉnh khác nhau. Hiện nay giống trám đen được lại tạo và nhờ có phương pháp ghép cành nên đã rút ngắn thời gian cho quả rất nhiều.
Đặc điểm của cây của cây giống trám đen
– Trám đen là cây gỗ lớn sống lâu năm, chiều cao trung bình từ từ 15 – 20m, đường kính thân cây lên tới 90cm hoặc hơn nếu được trồng ở nơi có điều kiện tốt. Thân cây thường sẽ thẳng đứng màu xám sần sùi.
– Lá cây trám đen màu xanh đậm hình lông chim, đầu trên thuôn dài, gân lá hiện rõ, mọc đơn lẻ đối xứng với nhau dài từ 8 – 12cm, rộng 5 – 7 cm. Cây giống trám đen nhỏ lá sẽ có màu xanh nhạt.
– Hoa trám có màu trắng, nhỏ ở các đầu ngọn cây mọc thành chùm, có mùi thơm nhẹ như quả của nó.
– Quả trám non có màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang màu tím đen, thịt màu hồng thẫm, mỗi quả có một hạt rất cứng. Trám khi mới ăn sẽ có vị đắng nhẹ sau đó vị ngọt sẽ dần dần xuất hiện trên đầu lưỡi kết hợp mùi thơm từ thịt trám rất cuốn hút.
– Ở nước ta, cây trám đen mọc ở tự nhiên rải rác trong các khu rừng nhiệt đới khá nhiều, đặc biệt ở một số tỉnh phía Bắc nước ta là lãnh địa của loài cây này.
– Trám đen là loài cây ưa sáng nóng ẩm, khả sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi rộng, dễ trồng và chăm sóc.
– Gỗ, nhựa, quả và hạt của trám đều mang lại giá trị kinh tế. Vì vậy mà giống cây này được nhiều bà con nông dân chọn là cây nông nghiệp canh tác chủ lực, hơn nữa hiện nay cây giống ghép cho quả rất sớm so với ngày trước trồng bằng hạt.
Kỹ thuật trồng chăm sóc cây giống trám đen
* Kỹ thuật trồng cây giống trám đen
– Tiêu chuẩn chọn giống:
+ Cây giống trám đen đủ tiêu chuẩn đem trồng chiều cao đạt từ 60m trở lên. Chiều cao của mắt ghép tối thiểu 15cm.
+ Cây giống đảm bảo khỏe mạnh không có sâu bệnh, được cung cấp từ các nhà vườn uy tín và được bảo hành.
– Đất trồng:
+ Cây trám đen có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau mà cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng trồng cây trên đất sét hoặc sét pha và đất phù sa ven sông…. Là lựa chọn tốt nhất.
+ Đào hố trồng cây giống trám đen có kích thước là 50x50x50 tùy theo loại đất trồng mà sẽ có kích thước khác nhau.
+ Bón lót cho hố trồng cây là điều tất nhiên cần phải làm giúp cây phát triển và giữ ẩm tốt ở giai đoạn đầu. Thường thì sẽ bón lót cho cây bằng phân chuồng đã qua xử lý kết hợp với Lân.
+ Có hệ thống thoát nước tốt, đảm bảo cây không bị ngập úng dẫn đến thối rễ.
✅ Giống táo siêu trái cho quả luôn: Cây giống táo Thái sẵn quả
– Nhiệt độ và độ ẩm:
+ Nhiệt độ thích hợp để trồng cây là từ 23 – 32 độ. Nhìn chung cây trám đen ưa sống ở nơi có khí hậu nóng.
+ Độ ẩm cho cây chúng ta có thể can thiệp trực tiếp bằng cách tưới nước.
– Thời vụ và mật độ:
+ Thời gian trồng cây thích hợp nhất ở các tỉnh phía Bắc là vụ xuân – hè, Các tỉnh miền Trung trồng vào vụ thu – đông và các tỉnh Tây Nguyên phía nam là là vụ hè – thu. Về thời gian trồng cây không quan trọng lắm.
+ Chỉ cần cung cấp đủ nước chăm bón hợp lý có thể trồng cây vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
+ Mật độ trồng cây hợp lý nhất là 4x4m, để đảm bảo cây không cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và nguồn sáng của nhau.
– Kỹ thuật trồng cây:
+ Đào một lỗ nhỏ ở giữa hố đã chuẩn bị trước đó, kích thước lỗ trồng lớn hơn bầu đất một chút.
+ Xé vỏ bầu, đặt bầu cây giống trám đen vào giữa hố và lấp đất lại, dùng tay ấn xung quanh hố trồng sao cho cây đứng thẳng và chắc chắn.
+ Sau đó ta sẽ tưới nước cho cây để có đủ độ ẩm cần thiết.
✅ Cây ăn quả nhập khẩu hàng đầu: Cây ổi tàu
* Kỹ thuật chăm sóc cây giống trám đen đúng cách
– Tưới nước:
+ Tưới nước cho cây ngày 2 lần trong vòng 1 tháng đầu sau khi trồng cây.
+ Khi cây đã ổn định điều chỉnh lượng nước xuống thấp hơn phụ thuộc vào thời tiết và chất đất.
– Bón phân:
+ Bón phân theo định kỳ 4-5 tháng lần bằng phân NPK kết hợp với Urê, để đảm bảo cây sống trong điều kiện môi trường tốt nhất có thể.
+ Ở giai đoạn cây cho quả tiến hành bón thúc bằng phân Kali giúp cây nuôi quả tốt hơn.
– Cắt tỉa cành:
+ Cây trám đen không phải cắt tỉa nhiều chỉ cần cắt tỉa những cành khô, sâu bệnh hoặc những cành già cỗi không có khả năng cho quả nữa.
– phòng trừ sâu bệnh:
+ Cây giống trám đen khi trồng được một thời gian sẽ xuất hiện một số loại sâu bệnh phổ biến trên cây ăn quả, nên khi bà con phát hiện có sâu bệnh trong quá trình chăm sóc thì cũng không phải quá lo ngại.
+ Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh phổ biến như: Phun thuốc bảo vệ, cắt bỏ, làm quang đãng vườn trồng cây…
+ Cây trám đen rất dễ trồng và chăm sóc, ít khi bị sâu bệnh nên bà con có thể an tâm trồng phục vụ trong đời sống hoặc với mục đích sản xuất đều được.
Nhà vườn Hà Đô cung cấp giống cây trám đen chuẩn giống