Cây giống cam đường canh cho trái sớm mọng nước dễ trồng

Giá bán:

35.00045.000

SALE
Giá từ: 35.000 45.000

Giảm 10%/ đơn cho khách sỉ trên 2 triệu

Chọn số lượng:
- +

Đặc điểm của cây giống cam đường canh

Cây giống cam đường canh là cây ăn quả thân gỗ trung bình thuộc họ cam quýt, chiều cao trung bình từ 3 – 4m, thân cây màu xanh có nhiều cành tán. Tốc độ sinh trưởng của cây nhanh, thời gian cho trái và tuổi thọ cao.

– Lá cây của cây cam canh màu xanh đậm dài từ 5 – 10cm, rộng 2 – 5cm, mọc so le nhau phiến lá dài, có răng cưa ở mép lá, lá tai thỏ, mùi thơm như vỏ quả.  

– Hoa của cây có màu trắng tinh khiết 5 cánh, mọc đơn hoặc trùm ở nách lá, có mùi thơm cực kỳ dễ chịu khi nở.

– Cam Đường Canh có hình tròn, quả non có màu xanh đậm, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam, vỏ mỏng có mùi như quýt, ăn có vị ngọt, thơm mọng nước ít xơ bã. Trọng lượng trung bình khoảng 80 –120 gr/quả, thông thường cây giống cam đường canh có quả chín và cho thu hoạch trước tiết nguyên đán hàng năm.

cay-giong-cam-duong-canh

– Cây sinh trưởng khỏe và thích nghi tốt, thân cành ít gai hoặc không có gai, cam đường canh là giống cây ăn quả có năng suất cao đạt năng suất 40-50 tấn/ha, trồng được ở nhiều nơi ngay cả trên núi cao cho đến các vùng đồng bằng và ven biển.

– Với khả năng chống chịu sâu bệnh và khô hạn tốt, nên có thể trồng làm cảnh lẫn canh tác với mục đích ăn quả.

– Thị trường tiêu thụ lớn, mặt hàng có khả năng tiêu thụ mạnh, dễ trồng và chăm sóc nên có tiềm năng kinh tế cao góp phần cải thiện nền kinh tế nông nghiệp, cũng như làm đa dạng các mặt hàng nông sản.

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây giống cam đường canh

* Kỹ thuật trồng cây giống cam đường canh

– Tiêu chuẩn chọn giống:

+ Cây giống cam đường canh để đạt năng suất tốt nhất có thể, phải chọn cây nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết sẽ cho trái sớm và khả năng sinh trưởng tốt hơn.

+ Được cung cấp từ các nhà vườn uy tín, thông tin cụ thể công khai, tránh mua phải giống cây kém chất lượng tại nhà vườn Hà Đô hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu đó.

+ Cây có chiều cao từ 50 – 60cm, mắt ghép cao tối thiểu là 15cm, không có mầm mống sâu bệnh trên cây.

cay-giong-cam-duong-canh

– Thời vụ và mật độ:

+ Thời gian trồng cây tốt nhất trong năm là từ tháng 2 – 4 hoặc tháng 8-10 âm lịch.

+ Mật độ giữa cây và hàng là 4x5m, ở một số địa hình khác nhau mật độ trồng cây sẽ có sự thay đổi, tối ưu hết đất trồng nhưng vẫn cần phải đảm bảo được không gian sống của cây.

– Nhiệt độ và độ ẩm:

+ Giới hạn nhiệt độ từ 23 – 29 độ C, là khoảng nhiệt độ cây phát triển nhất ở nhiệt độ thấp hoặc cao hơn cây vẫn có thể phát triển và cho trái bình thường, chỉ năng suất của cây sẽ không được mức cao nhất.

+ Cây cam đường canh là giống cây ăn quả ưa nắng, nên khi trồng cần chú ý đến vị trí trồng cây phải có thời gian chiếu sáng đến nhiều.

– Đất và trồng cây:

+ Yêu cầu về đất trồng cho cây giống cam đường canh tầng canh tác dày, cơ giới nặng và có nguồn tưới tiêu chủ động thường xuyên.

+ Trước khi trồng cây cần tiến hành chuẩn bị hố trước 1 tháng, hố trồng cây có kích thước tối thiểu là 50x50x50cm, bón lót cho cây là công đoạn không thể thiếu khi đào hố. Phân bón lót cho cây là phân chuồng hoại mục + Phân Lân và vôi bột để khử trùng đất.

+ Khi trồng cây sẽ phải tách bỏ túi bọc bầu và trồng sao cho cây phải cố định và chắc chắn. Trồng cây xong phải tưới nước cho cây luôn, để duy trì độ  ẩm sau trồng.

cay-giong-cam-duong-canh

* Kỹ thuật chăm sóc cây giống cam đường canh

– Tưới nước:

+ Cây cam đường canh là giống cây ưa nước và ẩm nên cần được bổ sung nước thường xuyên để cây sinh trưởng trong điều kiện môi trường tốt nhất. Tùy vào điều kiện đất và khí hậu, chu kỳ sinh trưởng của cây mà có chế độ tưới nước linh hoạt phù hợp với cây trồng.
+ Ở giai đoạn đầu sau khi trồng cây giống cam đường canh, trong 30 ngày đầu cần duy trì tưới nước ngày 2 lần. Tưới nước cần song song với việc đảm bảo hệ thống thoát nước tốt.

+ Giai đoạn cây đang nuôi quả cũng cần bổ sung lượng lớn nước.

– Bón phân:

+ Ngoài việc tưới nước thì cần cung cấp thêm phân bón giúp cây giống cam đường canh đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động phát triển, thông thường cứ 3 – 4 sẽ bón cho cây một lần, phân bón sử dụng cho cây cam canh là: NPK, Đạm, Lân, Urê… Tùy theo đất trồng và đặc thù của cây đang thiếu nguồn dinh dưỡng gì.

+ Ở giai đoạn cây ra hoa kết trái sẽ bốn thúc bằng phân siêu Kali, giúp tỉ lệ đậu trái cao và trái có chất lượng tốt nhất có thể.

+ Đào rãnh theo đường nhỏ giọt của tán lá để bón, sau khi bón xong tiến hành tưới nước cho cây luôn để quá trình hấp thụ của cây diễn ra nhanh chóng hơn.

– Công tác phòng trừ sâu bệnh:

+ Cần thăm vườn cây thường xuyên và làm sạch quả thường xuyên để giảm thiểu mầm bệnh, cũng như kịp thời phát hiện các dấu hiệu của sâu bệnh mà đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến năng xuất của cây trồng.

+ Sau khi cây giống cam đường canh phát triển ổn định, có thể cắt tỉa những cành lá sâu bệnh là biện pháp an toàn nhất.

Đảm bảo chất lượng

Kỹ thuật chuyên sâu

Thanh toán linh hoạt

092.565.2222

0929.83.2222