Giống cây cóc thái lùn choai cho quả sau 8 tháng trồng
110.000₫145.000₫
Giảm 10%/ đơn cho khách sỉ trên 2 triệu
Giống cây cóc thái lùn choai cho quả sau 8 tháng trồng
Cây cóc thái lùn có nguồn gốc xa xưa, xuất xứ từ Trung Mỹ và khắp các vùng nhiệt đới, ở nước ta giống cây này được trồng rải rác khắp nơi. Trong những năm trở lại đây loại quả này có sức tiêu thu mạnh và thị trường rộng lớn, nên giống cóc này lại càng được canh tác rộng rãi hơn, nhằm đáp ứng nhu tiêu dùng và góp phần cải thiện nền kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương.
Đặc điểm của cây cóc thái lùn choai
– Giống cây cóc thái lùn choai có chiều cao từ 80cm – 1m, sẽ cho quả ở mùa vụ sau khi trồng, vì đây là giống cây ghép và nuôi đến độ tuổi cho quả.
– Cây cóc thái là giống cây ăn quả thân mộc, sinh trưởng tốt ở khí hậu nhiệt đới, dễ trồng và chăm sóc, tỉ lệ ra hoa kết trái cao, có thể cho trái quanh năm nếu điều kiện chăm sóc tốt, đặc biệt cây ít bị sâu bệnh.
– Cóc thái là cây ưa nắng, thích hợp trồng ở nơi có thời gian chiếu sáng nhiều trong ngày, cây có đủ nguồn ánh sáng sẽ cho trái nhiều và chất lượng tốt hơn.
– Cây cóc thái trưởng thành có chiều cao từ 2 – 3m. Vì đây là giống cây cóc thái lùn, nên cây có thể trồng được chậu dễ dàng. Thuộc loại cây thân gỗ sống lâu năm, thời gian cho quả dài hạn, cành và thân của cây tương đối mềm.
– Quả cóc thái có vị chua và giòn, nhiều vitamin có thể ăn ngay hoặc chế biến dầm cay, lắc, xay lấy nước làm sinh tố. Quả có màu xanh lục, hình trứng, nhám dày nhưng thịt quả mềm, quả mọc thành từng chùm ở ngọn các cành cây.
– Lá cóc thái có vị chua có thể dùng làm rau trong các món gỏi cuốn, lá hình thuôn dài, màu xanh, mọc đối xứng trên cuống lá lớn.
– Cây có thái lùn có có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cao, cho quả sớm và sai, dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật trồng cao.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cóc thái lùn choai
* Kỹ thuật trồng cây cóc thái lùn
– Tiêu chuẩn chọn cây giống:
+ Nên chọn cây giống chiết hoặc ghép sẽ cho quả nhanh hơn, ít bị sâu bệnh, khả năng sinh trưởng tốt hơn.
+ Giống cây cóc thái lùn choai phải cao trên 80cm, không bị sâu bệnh, cây tươi tốt.
+ Được cung cấp từ các nhà vườn uy tín, thông tin minh bạch, để có được cây chuẩn giống cho trái sớm.
– Đất trồng cây:
+ Cây cóc thái có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Nên lưu ý chọn vị trí không bị nhập úng, có ánh nắng nhiều, khả năng thoát nước tốt là được.
+ Nếu trồng trong chậu, cần lựa đất tơi xốp được trộn với phân hữu cơ, chọn chậu có kích thước tương đối lớn phù hợp với giống cây và mục đích sử dụng, đặc biệt là khả năng thoát nước phải tốt. Tránh tình trạng phải thay chậu nhiều lần.
– Ánh sáng, nhiệt độ:
+ Cây ưa sống ở môi trường nắng, có ánh sáng nhiều, nhưng vẫn có thể sinh trưởng được trong bóng râm. Nếu trồng chậu có thể đưa cây ra tắm nắng theo thời gian định kỳ.
+ Nhiệt độ phù hợp nhất để cây phát triển là từ 20 – 30 độ C.
– Mùa vụ và mật độ trồng cây:
+ Cây có thái lùn có thể trồng được quanh năm, nhưng thời gian thích hợp nhất để trồng cây là vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 – 6 hàng năm, cây sẽ phát triển bộ rễ nhanh chóng.
+ Nếu trồng nhiều cây mật độ giữa các cây là 5m và hàng cách hàng 6m, để đảm bảo cây có đủ độ thông thoáng giữa các cây.
* Kỹ thuật chăm sóc cây cóc thái lùn
– Tưới nước:
+ Vì cây ưa ẩm ở mức trung bình nên chỉ tưới lượng nước vừa phải, đủ để duy trì độ ẩm cho cây là được, ở giai đoạn mới trồng và nuôi quả sẽ tưới lượng nước nhiều hơn bình thường một chút giúp cây có đủ nước để nuôi quả.
+ Thời gian tưới nước tốt nhất cho cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát khi nền nhiệt đã hạ xuống thấp.
+ Trồng cây ở chậu tí tưới cần tưới đều cả chậu cây, có lỗ thoát nước cho cây ở đáy chậu, để loại bỏ lượng nước thừa đồng thời cây sẽ thông thoáng hơn.
– Bón phân cho cây:
+ Cây cóc thái lùn không cần bón quá nhiều phân, khi cây phát triển quá chậm ta mới cần bổ sung thêm phân cho cây. Cây chủ yếu sử dụng phân hữu cơ, NPK, Urê và Kali trong giai đoạn ra quả.
+ Để cây có năng suất cao nhất bón phân theo định kỳ cho cây 4-5 tháng một lần.
+ Ở giai đoạn cây đang cho quả, sẽ tiến hành bón thúc bằng phân siêu Kali lần nữa giúp quả có chất lượng cao nhất có thể.
– Cắt tỉa cành:
+ Khi cây chưa ra hoa kết trái có thể tiến hành cắt tỉa tạo tán và khống chế chiều cao của cây ở mức cho phép để thuận tiện cho việc chăm sóc.
+ Sau mỗi đợt thu hoạch, cây cần được cắt bỏ những cành khô héo, già, không có khả năng cho quả nữa.
+ Ngoài ra chúng ta có thể dùng phương pháp cắt tỉa những cành lá sâu bệnh, để hạn chế ảnh hưởng từ chúng.
– Phòng trừ sâu bệnh:
+ Khi trồng cây cóc thái lùn được một thời gian sẽ xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại, vì vậy chúng ta cần theo dõi cây thường xuyên, phát hiện sâu bệnh sớm đưa ra biện pháp phòng tránh cụ thể.
+ Sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị để ngăn ngừa hiệu quả nhất có thể, lưu ý sử dụng với tần suất và liều lượng theo khuyến cáo tránh lạm dụng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe.
Địa chỉ cung cấp giống cây ăn quả chuẩn giống uy tín toàn quốc: Nhà vườn Hà Đô